A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CÁC BÀI ĐỌC VĂN MÔN NGỮ VĂN 11 HỌC KÌ II

THEO  HƯỚNG GIẢM TẢI NĂM HỌC 2019-2020

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CÁC BÀI ĐỌC VĂN MÔN NGỮ VĂN 11 HỌC KÌ II THEO  HƯỚNG GIẢM TẢI NĂM HỌC 2019-2020

 

 

1. NHỚ ĐỒNG – Tố Hữu

a. Nội dung:

- Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù

- Bài thơ được gợi lên từ tiếng hò. Người tù da diết nhớ đồng quê: Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh, nương khoai ngọt,…

- Khát vọng tự do và hành động của gười chiến sĩ

 b. Nghệ thuật

Lựa chọn hình ảnh gần gũi quen thuộc, giọng thơ da diết, khắc khoải trong nỗi nhớ

c. Ý nghĩa văn bản

Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc sống bên ngoài của người chiến sĩ cộng sản. Nỗi nhớ ấy thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.       

 

 

2. TƯƠNG TƯ - Nguyễn Bính

a. Nội dung:

      Tâm trạng tương tư của chàng trai với những diễn biến yêu thương, hờn giận, trách móc, khát khao, mong mỏi,..

 b. Nghệ thuật

Hình ảnh và ngôn từ, thể thơ lục bát, cách ví von, giọng điệu và hồn thơ trữ tình dân gian.

 c. Ý nghĩa văn bản

Vẻ đẹp trữ tình của một tình yêu chân quê thuần phác

 

 

3. CHIỀU XUÂN - Anh Thơ

a. Nội dung:

- Vẻ đẹp tĩnh lặng của một chiều mùa xuân của miền quê đồng bằng Bắc bộ với những hình ảnh mưa đổ bụi, đò biếng lười, quán tranh im lìm, chòm xoan hoa tím rụng,..

- Không khí và nhịp sống thôn dã trong trẻo, yên bình, gần gũi với nhiều hình ảnh động: cỏ biếc, đàn sáo đen, cánh bướm,…

 b.  Nghệ thuật

Sử dụng hình ảnh tiêu biểu cho sắc xuân, lựa chọn từ ngữ gợi hình, gợi âm thanh, miêu tả cái động để nói cái tĩnh.

  c. Ý nghĩa văn bản:

Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp của quê hương mỗi độ xuân về. Tình yêu quê hương đất nước đã bao trùm lên bức tranh quê buổi “Chiều xuân”.

 

 

4. LAI TÂN – Hồ Chí Minh

a. Nội dung:

 - Ba câu đầu: Những kẻ thực thi công vụ - ban trưởng nhà lao, cảnh trưởng, huyện trưởng - vi phạm pháp luật.

 - Câu cuối: Thái độ châm biếm của tác giả

b.  Nghệ thuật:

 - Tạo điểm nhấn ở cuối mỗi câu

 - Chọn nhân vật, niêu tả chi tiết

c. Ý nghĩa văn bản:

Thực trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng như yên ấm, tốt lành

 

 

5. BÀI THƠ SỐ 28 – R.Ta-go

a. Nội dung:

- Tình yêu là sự hiểu biết và hoà điệu giữa hai người.

- Hình ảnh vầng trăng và đáy biển. Bóng trăng lồng đầy bóng nước. Trăng và biển đã trở nên đồng nhất. Trăng hiểu biển, biển thấu tình trăng. Cả hai hiểu biết về nhau như hiểu chính bản thân mình. Tình yêu đòi hỏi phải có sự hiểu biết và hoà điệu giữa hai tâm hồn.

- Tình yêu hàm chứa nhiều nghich lí và nhiều bí ẩn; phải luôn tìm hiểu nhưng không bao giờ hiểu biết một cách trọn vẹn.

b. Nghệ thuật 

Kiểu cấu trúc sóng đôi, thơ giàu tính trí tuệ, sử dụng nhiều hình ảnh

c. Ý nghĩa văn bản

Khẳng định mối quan hệ giữa tình yêu và đời sống con người, sự huyền diệu, bí ẩn và đòi hỏi phải khám phá.

 

6. NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN

(Trích “Những người khốn khổ” - V.Huy-gô)

a.  Tìm hiểu chung 

* Tác giả

- V.Huy-gô (1802-1885), nhà văn thiên tài nước Pháp, danh nhân văn hoá nhân loại.

- Người bạn lớn của những người khốn khổ luôn hoạt động vì sự tiến bộ của con người.

  * Tác phẩm

Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ nhất: Phăng-tin, thị trưởng Ma-đơ-len (Giăng-van-giăng) rơi vào tay Gia-ve. Phăng-tin tắt thở trước khi biết sự thật về ông thị trưởng và con gái mình.

b. Đọc hiểu văn bản

  - Sự đối lập giữa ác quỷ (tiếng thú gầm, cặp mắt như móc sắt, cười phô tất cả hai hàm răng) và thánh nhân (nhẹ nhàng, điềm tĩnh, nét mặt và dáng điệu cho thấy nỗi xót thương khôn tả, cúi ghé lại gần và thì thầm, nâng đầu Phăng-tin, thắt lại dây rút cổ áo, vén gọn mớ tóc, vuốt mắt chị,…) , giữa cường quyền và bạo lực với tấm lòng yêu thương mênh mông đối những người khốn khổ.

→ Kết cục là sự run sợ của cường quyền: sự thật là Gia-ve run sợ.

- Ánh sáng của tình thương có sức mạnh đẩy lùi bóng tối, dẫn dắt người cùng khổ đến với cái mà họ khao khát.

c. Tổng kết:

* Nghệ thuật:

- Khắc họa tính cách nhân vật và đối lập nhân vật (Gia-ve>< Giăng-van-Giăng) và các tuyến nhân vật (Gia-ve>< Giăng-van-Giăng và Phăng-tin).

- Giàu xung đột kịch tính.

* Ý nghĩa văn bản: Quyền uy mà người cầm quyền khôi phục được chỉ là cái tạm thời; “trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là tình yêu thương” (lời cuối cùng của Giăng-van-Giăng nói với Ma-ri-uýt và Cô-dét) mới là vĩnh viễn.

 

7. VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

(trích “Đạo đức và luân lí Đông Tây”) – Phan Châu Trinh

a. Tìm hiểu chung

  * Tác giả

- Phan Châu Trinh

(1872-1926), quê Quảng Nam là nhà yêu nước và cách mạng của VN đầu thế kỉ XX

- Luôn có ý thức dung văn chương để làm CM

  * Tác phẩm

- Xuất xứ: Thuộc phần 3 của bài diễn thuyết “Đạo đức và luân lí Đông Tây”, được tác giả diễn thuyết vào đêm 19-11-1925 ở Sài Gòn.

- Thể loại : Văn bản diễn thuyết

 b. Đọc hiểu văn bản

 * Đoạn 1: Nêu hiện trạng của nước ta, khẳng định nước ta tuỵêt nhiên không có luân lí

  + Khẳng định: Xã hội luân lí thật ở nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến

  + So sánh luân lí xã hội ở nước ta với quốc gia luân lí ở phương Tây nhằm chỉ rõ: “So với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều”, nền đạo đức luân lí cũng không còn.

 * Đoạn 2 : Chỉ ra những biểu hiện cụ thể để làm sáng rõ ý đã khẳng định

  + Nhấn mạnh một lần nữa ý đã nêu: XHCN đang thịnh hành ở phương Tây thì người dân ta vẫn chưa có ý niệm gì

  + So sánh Pháp và VN: Chỉ ra 3 nguyên nhân cơ bản của tình trạng nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội

  . Dân ta “phải ai tai nấy, ai chết mặc ai”, sợ sệt, ù lì, trơ tráo, không biết đoàn thể, không trọng công ích

  . Bọn vua quan phong kiến mặc sức bóp nặn dân chúng, cỉ biết vơ vét, coi việc dân ngu như một điều kiện tốt để củng cố quyền lực và lòng tham.  

 . Người này đối với người kia đều theo sức mạnh, thấy quyền thế thì chạy theo quỳ luỵ, dựa dẫm

* Đoạn 3: Nêu lên giải pháp : muốn giành được độc lập tự do thì phải gây dựng đoàn thể, muốn có đoàn thể thì phải truyền bá XHCN.

c. Tổng kết

* Nghệ thuật

Lập luận chặt chẽ, lời văn sinh động, độc đáo: lúc từ tốn, mếm mỏng; lúc kiên quyết, đanh thép; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng.

 * Ý nghĩa văn bản

Tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ và ý chí quật cường của Phan Châu Trinh: Dũng cảm vạch trân thực trạng đen tối của xã hội đương thời, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.

8. TIẾNG MẸ ĐẺ - NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC – N guyễn An Ninh

  a.  Nội dung

- Đứng trên lập trường dân tộc để phê phán những hiện tượng học đòi theo kiểu Tây hóa và lớn tiếng cảnh báo: “Việc từ bỏ văn hoá cha ông và tiếng mẹ đẻ phải làm cho mọi người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng”.

- Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng giúp các dân tộc bị thống trị.

- Tiếng VN không nghèo, cần phải hiểu biết tiếng nước ngoài nhưng không được từ chối tiếng Việt ; “chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối từ tự do của mình”.

  b. Nghệ thuật

Luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ chính luận sắc sảo

  c.  Ý nghĩa văn bản

Từ mối tương quan giữa tiếng mẹ đẻ và nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, bài viết đã thể hiện lập trường dân tộc và yêu nước của Nguyễn An Ninh. Ngày nay tư tưởng ấy vẫn còn nguyên giá trị.

 

9. BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC MÁC – Ăng-ghen

  a. Nội dung

- Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác

  + Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người

  + Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa của xã hội tư sản do phương thức đó sản xuất ra.

  + Chỉ ra sự cần thiết phải tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại, tham gia vào cuộc đấu tranh lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế nhà nước do nó tạo nên.

- Thái độ và tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác:

  + Trân trọng và đánh giá rất cao vai trò và những cống hiến của Các Mác

  + Đề cao nhân cách và bản lĩnh của Các Mác

  + Nỗi xót thương chân thành, cảm động

  b. Nghệ thuật

-Sự chặt chẽ của lập luận và những biện pháp so sánh tăng tiến

-Văn chính luận giàu chất biểu cảm

  c. Ý nghĩa văn bản

Với những đóng góp to lớn, Các Mác trở thành nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại. “Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi”.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 23
Hôm qua : 71
Tháng 04 : 581
Năm 2024 : 9.001